Tóm tắt giới thiệu:
Yên Bái là một tỉnh miền núi có phong cảnh thiên nhiên đa dạng và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn như hang Thẩm Lé (Văn Chấn), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái suối Giàng, cánh đồng Mường Lò, di tích cách mạng chiến khu Vần, Căng Đồn, Nghĩa Lộ… Tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điểm đến tuyệt vời cho du khách.
Du lịch Yên Bái có 2 mùa khá đẹp mà bạn không nên bỏ lỡ. Khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa lúa chín, lúc này ở khắp nơi sẽ vàng rực một màu lúa, thời tiết đẹp, thuận lợi để đến thăm nơi đây. Khoảng tháng 5 - 6 là mùa đổ nước, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống những ngọn núi thì nước được dẫn từ trên núi vào các ruộng bậc thang, những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.
Khi chọn đến Yên Bái vào đúng mùa du lịch, bạn nên gọi điện đặt phòng trước từ 1 tháng để tránh tình trạng không có phòng nghỉ. Mang kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các tật bệnh cơ bản
1.1 Yên Bái nằm ở đâu?Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ, kì bí lay động biết bao người.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.Nơi đây còn là điểm đến lí tưởng dành cho những ai yêu thích du lịch khám phá. Nằm cách Hà Nội khoảng 150km, có nhiều phương tiện để bạn có thể lựa chọn khi đến Yên Bái như ô tô, xe máy… Theo Review Yên Bái của nhiều người, khi đến Yên Bái bạn có thể thuê xe máy để dễ dàng tham quan các điểm du lịch nổi tiếng với mức giá chỉ từ 100.000 VNĐ - 300.000 VNĐ/xe/ngày. 1.2 Địa hình
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
1.3 Khí hậu
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 23 độ C; (cao nhất từ 37 - 39 độ C, thấp nhất từ 2 - 4 độ C); tổng nhiệt độ trong năm từ 7.500 - 8.000 độ C lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 - 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 - 20 độ C, có khi xuống dưới 0 độ C về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 - 20 độ C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 - 32 độ C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 - 24 độ C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên - Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 - 23 độ C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch.1.2 Thời điểm đẹp để đến Yên BáiDựa trên nhiều bài Review Yên Bái, nhiều người nhận xét rằng Yên Bái mùa nào cũng đẹp. Tùy thuộc vào sở thích cũng như nhu cầu của bản thân mà bạn có thể lựa chọn thời điểm phù hợp để đến nơi này. - Từ tháng 1 đến tháng 3: Đây là khoảng thời diễn ra vô số các lễ hội đặc biệt tại Yên Bái. Bạn có thể hòa mình vào đời sống của người dân, tham gia vào các trò chơi truyền thống như ném pao, kéo co, đua ngựa…- Từ tháng 5 đến tháng 6: Đây chính là mùa nước đổ Yên Bái. Đến Yên Bái vào thời điểm này bạn có thể dễ dàng nhìn ngắm những thửa ruộng bậc thang ngập nước trong nắng chiều. - Từ tháng 9 đến 10: Được đánh giá là khoảng thời gian đẹp nhất khi đến Yên Bái. Đây cũng là lúc các cánh đồng lúa chín vàng ươm kết hợp thời tiết mát mẻ, trong lành tạo nên khung cảnh hết sức thơ mộng. - Tháng 12: Là thời điểm lý tưởng để bạn đi săn mây và tận mắt chứng kiến khung cảnh núi rừng được chìm đắm trong sương mây đầy ma mị. 1.4 Dân cư
- Dân tộc Tày: Dân tộc Tày ở Yên Bái có 135.314 người, trong đó giới tính nam tổng số 67.876 người, giới tính nữ tổng số 67.438 người. Đồng bào Tày sống tập trung ở 9/9 huyện, thị xã, thành phố cụ thể: tại thành thị 7.574 người, nông thôn 127.740 người, trong đó đông nhất là các huyện: Lục Yên (54.032 người); Văn Chấn (24.759 người); Văn Yên (17.972 người); Yên Bình (17.906 người); Trấn Yên (15.523 người). Đây là số liệu theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Yên Bái năm 2009, cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở được thực hiện theo giai đoạn 10 năm một lần, như vậy đến năm 2019 mới có số liệu về dân tộc Tày tiếp theo.
- Dân tộc Dao: Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Dao ở Yên Bái có 83.888 người, sinh sống tại 9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung đông nhất ở huyện văn Yên (29.214 người), Lục Yên (18.228 người), Yên Bình (16.696 người), Văn Chấn (13.227 người) và Trấn Yên (6.139 người).
- Dân tộc Giáy: Dân tộc Giáy ở Yên Bái có 2.329 người (theo số liệu thống kê năm 2009), sinh sống tập trung ở 7/9 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, tập trung đông nhất ở huyện Văn Chấn (1993 người). Còn một số ít sinh sống ở huyện Yên Bình, Văn yên, Lục Yên, thành phố Yên Bái, Trấn Yên, thị xã Nghĩa Lộ.
- Dân tộc Sán Chay: Theo số liệu thống kê năm 2009, người Sán Chay ở Yên Bái có 8.461 người sinh sống tập trung chủ yếu tại huyện Yên Bình. Ngoài ra, người Sán Chay còn sinh sống tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Lục Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ.
- Dân tộc Nùng: Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Nùng ở Yên Bái có 14.821 người sinh sống tại hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Lục Yên và huyện Yên Bình.
- Dân tộc Mường: Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Mường ở Yên Bái có 14.6149 người sinh sống tại 9 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Văn Chấn và huyện Trấn Yên.
- Dân tộc Thái: Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Thái ở Yên Bái có 53.104, người sinh sống hầu hết tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong dó, tập trung chủ yếu tại huyện Văn Chấn (33.222 người); thị xã Nghĩa Lộ (13.198 người); huyện Trạm Tấu (3.644 người); và huyện Mù Cang Chải (2.458 người).
- Dân tộc Phù Lá: Dân tộc Phù Lá ở Yên Bái có 942 người (theo thống kê năm 2009) sống tập trung tại huyện Văn Yên, số ít sống tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.
- Dân tộc Khơ Mú: Theo số liệu thống kê năm 2009, người Khơ Mú ở tỉnh Yên Bái có 1.303 người sinh sống tập trung tại huyện Văn Chấn, và một bộ phận nhỏ cư trú tại huyện Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái, Yên Bình, Lục Yên và Trấn Yên.
- Dân tộc Hoa: Theo số liệu thống kê năm 2009, toàn tỉnh Yên Bái có 597 người Hoa sinh sống tại 8 huyện, thị xã, thành phố nhưng tập trung đông hơn ở huyện Văn Chấn, Văn Yên , Lục Yên, thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái .
-Dân tộc Mông: Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Mông ở Yên Bái có 81.921 người, sinh sống tại 9 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Mù Cang Chải (44.085 người); huyện Trạm Tấu (20.563 người); Văn Chấn (9.963 người); huyện Văn Yên (4.964 người); huyện Trấn Yên (1.765 người).
Nhắc đến Yên Bái, không thể không nhắc đến những cung đường quanh co trên đèo Khau Phạ, những con dốc sừng sững trên vách núi hay những triền ruộng trải dài tại Mù Cang Chải. Còn chần chừ gì nữa mà không cùng Travel Buddy nhìn ngắm vẻ đẹp Yên Bái qua bộ ảnh được chia sẻ bởi chàng trai Lương Viễn Đông trong hội Check in Việt Nam. Cùng dạo quanh một vòng Mù Cang Chải - Trạm Tấu - Háng Đề Chơ - Tà Chì Nhù - Tà Xùa ngay nhé!